Cách chống nồm ẩm khi xây nhà hiệu quả

Với đặc điểm thời tiết của miền Bắc Việt Nam, nồm ẩm là điều không tránh khỏi? Tuy nhiên mọi người hay truyền nhau các cách chống nồm ẩm khi xây nhà. Bởi đây là tình trạng khiến nhiều người rất khó chịu. Các cách đó có thể là những cách gì? Liệu có thể khắc phục tình trạng này hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi đi vào bài viết này để khám phá cũng như tham khảo xem xét liệu có thể áp dụng vào quá trình xây nhà của bạn không nhé.

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà hiệu quả

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà hiệu quả

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà hiệu quả

Dưới đây sẽ là 5 cách chống nồm ẩm khi xây nhà hiệu quả mà bạn nên tham khảo:

Cách 1: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt

Nguyên lý của mẫu cách nhiệt nền nhà này khá đơn giản: Ngăn không cho nhiệt độ ở bên dưới truyền lên bề mặt nền nhà. Cấu tạo của lớp nền cách nhiệt này gồm 5 lớp như sau:

  • Lớp 1: Gạch men lát nền độ dày 15mm, miết mạch bằng xi măng.
  • Lớp 2: Lớp vữa lót lát nền nhà độ dày 25-30mm.
  • Lớp 3: Xỉ lò dạng hạt có độ dày 200mm. Đây chính là lớp cách nhiệt chính của nền nhà. Xỉ than có khả năng dẫn nhiệt kém nên sẽ ngăn không cho nhiệt độ từ dưới nền đất truyền lên bề mặt nền nhà.
  • Lớp 4: Màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng dày 20mm. Lớp này có vai trò ngăn không cho hơi ẩm từ bên dưới nền đất thấm lên bề mặt nền nhà, giúp nền nhà luôn khô ráo.
  • Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100. Lớp này có tác dụng tạo độ cứng và chịu lực cho nền nhà.

Cách 2: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí

Cách chống nồm ẩm khi xây nhà này cũng dựa trên nguyên lý ngăn không cho nhiệt độ lạnh truyền lên bề mặt nền nhà. Chúng ta sẽ sử dụng vật liệu cách nhiệt bằng lớp không khí cách nhiệt. Cấu tạo các lớp nền như sau:

Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí

Hình ảnh mô tả 5 lớp của cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí

  • Lớp số 1: Tấm lát bê tông lưới thép hoặc bất kỳ vật liệu nào tương tự để làm lớp đệm không khí. Lớp này có tác dụng tạo ra một khoảng không khí giữa nền nhà và lớp cách nhiệt. Không khí là chất dẫn nhiệt kém, nên nó sẽ ngăn cản nhiệt độ lạnh truyền lên trên.
  • Lớp số 2: Không khí kín độ dày 20mm giúp tăng cường khả năng cách nhiệt. Không khí được giữ kín trong lớp này để ngăn không cho nhiệt độ lạnh lọt vào.
  • Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm giúp kết nối lớp cách nhiệt với sàn nhà và làm phẳng bề mặt.
  • Lớp số 4 và 5: Lớp bê tông gạch vỡ có độ dày 100mm để hỗ trợ tăng thêm khả năng cách nhiệt và chịu lực cho nền nhà.

Cách 3: Cách lát nền chống nồm bằng gỗ

Phương pháp này dựa trên nguyên lý tạo ra một lớp cách nhiệt dưới nền để giảm việc truyền nhiệt từ mặt đất lên nền nhà, từ đó giảm độ ẩm và hiện tượng nồm. Với cấu tạo:

  • Lớp 1: Ở lớp này chúng ta cần sử dùng nền gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên để lát nền. Nền cần có độ dày từ 8 – 12mm và phải được lát thật kín không có khe hở.
  • Lớp 2: Đệm một lớp không khí với độ dày 20mm. Lớp này sẽ có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt từ mặt đất lên nền nhà
  • Lớp 3: Đổ vữa xi măng cát vàng để tạo độ phẳng cho nền, có độ dày 20mm.
  • Lớp 4: Đổ bê tông gạch vỡ mác 100, có độ dày 100mm.

Cách 4: Cách nhiệt nền bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)

Trong biện pháp này, cách nhiệt nền bằng lớp xốp Polystyrene EPS thường được sử dụng cho các kiểu lát sàn nhà bằng gỗ. Tuy nhiên, lớp xốp cách nhiệt này yêu cầu có độ dày cao hơn so với cách nhiệt nền bằng xốp bình thường. Cấu tạo của lớp cách nhiệt nền bằng xốp Polystyrene EPS bao gồm 5 lớp chính:

Cách nhiệt nền bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)

Hình ảnh minh họa 5 lớp cách nhiệt nền bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)

  • Lớp 1: Gạch men sứ dày 7mm, miết mạch bằng xi măng.
  • Lớp 2: Lớp keo dán hoặc sơn bitum cao su không pha xăng dầu.
  • Lớp 3: Lớp vật liệu xốp Polystyrene EPS cường độ cao dày 25mm. Đây là lớp cách nhiệt chính có tác dụng giảm truyền nhiệt từ nền đất lên sàn nhà. Xốp Polystyrene EPS có độ dẫn nhiệt thấp, giúp cản trở quá trình truyền nhiệt hiệu quả.
  • Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát vàng dày 10-20mm. Lớp này có tác dụng ngăn chặn hơi ẩm từ nền đất thấm lên sàn nhà, gây hư hỏng cho sàn gỗ và các vật liệu khác.
  • Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100. Đây là lớp hỗ trợ và tạo độ cứng chắc cho toàn bộ hệ thống nền nhà, đảm bảo sàn nhà có khả năng chịu lực tốt.

Cách 5: Lát nền nhà có gạch gốm bọt, có 2 lớp cách nước bằng màng cao su

Gạch gốm bọt được tạo ra với các lỗ rỗng bên trong, khi kết hợp thành lớp, chúng tạo thành các lớp đệm không khí ngăn cách nhiệt. Không khí có khả năng truyền nhiệt kém hơn các vật liệu nặng thường dùng trong xây dựng, do đó, lớp gạch gốm bọt giúp cách nhiệt hiệu quả, giữ cho nhiệt độ bên trong nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra, sử dụng màng cao su có tác dụng cách nước hiệu quả, ngăn chặn nước ngấm vào bên trong nhà. Cách chống nồm ẩm khi xây nhà có cấu trúc từng lớp như sau:

  • Lớp 1: Gạch lát nền dày 10mm.
  • Lớp 2: Gạch gốm bọt được liên kết với gạch men bằng xi măng hoặc lớp cao su.
  • Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm.
  • Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm.

Nồm ẩm là gì?

Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết đặc trưng ở một số vùng ven biển nước ta, đặc biệt là miền Bắc và Bắc Trung Bộ, diễn ra vào thời điểm giao mùa từ mùa đông sang mùa xuân. Trong thời gian này, độ ẩm không khí tăng cao, lên tới 90-95% hoặc thậm chí cao hơn, khiến cho không khí trở nên ẩm ướt, ngột ngạt và khó chịu. Nồm ẩm thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sức khỏe của con người.

Nguyên nhân gây nồm ẩm

Có nhiều yếu tố góp phần gây nên hiện tượng nồm ẩm, trong đó, ba nguyên nhân chính bao gồm:

  • Nhiệt độ của nền nhà thấp hơn so với nhiệt độ không khí: Vào thời điểm nồm ẩm, do thời tiết lạnh kéo dài, nền nhà thường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí. Khi không khí ấm áp, ẩm ướt tiếp xúc với bề mặt nền nhà lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành những giọt nước nhỏ, tạo thành hiện tượng nồm ẩm.
  • Thời tiết lạnh, hanh khô trong một thời gian dài: Trước khi nồm ẩm xảy ra, thường có một thời gian dài thời tiết lạnh, hanh khô. Trong điều kiện này, không khí trở nên khô và có khả năng hấp thụ hơi ẩm cao. Khi gặp không khí ấm, ẩm từ biển, không khí sẽ hút hơi ẩm và gây nên hiện tượng nồm ẩm.
  • Gió nồm mang hơi ẩm từ biển vào đất liền: Gió nồm là loại gió thổi từ hướng Đông Nam, mang theo hơi ẩm từ biển vào đất liền. Khi vào đất liền, gió nồm gặp không khí lạnh, hanh khô sẽ gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước, tạo thành nồm ẩm.

Tại sao cần chống ẩm mốc khi xây nhà?

Việc bảo vệ ngôi nhà khỏi độ ẩm mốc là tối quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn, tính toàn vẹn của ngôi nhà và đồ đạc của bạn. Dưới đây là những lý do chính tại sao chống ẩm mốc trong quá trình xây dựng nhà lại rất quan trọng:

Bảo vệ kết cấu nhà

Độ ẩm cao có thể làm suy yếu nền móng bê tông, tường gạch và các cấu trúc chịu lực khác. Nước thấm vào có thể gây ra các vấn đề như nứt, phồng rộp và thậm chí sụp đổ. Chống ẩm mốc giúp ngăn ngừa sự thấm nước, bảo vệ kết cấu ngôi nhà và đảm bảo tuổi thọ lâu bền cho ngôi nhà.

Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc

Độ ẩm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu, các vấn đề về hô hấp như hen suyễn và dị ứng. Chống ẩm mốc giúp kiểm soát độ ẩm, ngăn ngừa sự phát triển của các sinh vật có hại này, đảm bảo một môi trường sống sạch sẽ và lành mạnh.

Tạo môi trường sống thoải mái

Khi độ ẩm trong không khí cao, chúng ta sẽ cảm thấy nóng bức và khó chịu. Chống ẩm mốc giúp điều chỉnh độ ẩm đến mức phù hợp, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn cho ngôi nhà của bạn. Nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng góp phần vào sức khỏe và tinh thần tốt của bạn.

Bảo vệ các thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử nhạy cảm như máy tính, TV và hệ thống âm thanh là những thiết bị rất kỵ độ ẩm. Nên khi độ ẩm cao, nước ngưng tụ trên các linh kiện điện tử có thể gây ra chập điện, hỏng hóc và giảm tuổi thọ. Chống ẩm mốc giúp giữ độ ẩm thấp, bảo vệ các thiết bị đắt tiền của bạn.

Bảo vệ đồ nội thất

Độ ẩm cao cũng có thể làm hỏng đồ nội thất, đặc biệt là đồ gỗ hay các đồ dễ thấm nước. Ví dụ như gỗ hấp thụ độ ẩm, gây ra mối mọt, nứt và hư hại các bề mặt hay như thảm trải sàn dễ hút ẩm từ đó sẽ là điểm tụ tâp của các loại vi khuẩn có hại đến sức khỏe con người. Vì vậy chống ẩm mốc là điều bắt buộc để giúp duy trì mức độ ẩm thích hợp, bảo vệ đồ nội thất và tăng tuổi thọ của chúng.

Bảo vệ đồ nội thất

Trên đây là 5 cách chống nồm ẩm khi xây nhà hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn cùng với đó là lý do tại sao nên chống ẩm ngay từ khi xây nhà. Chúng tôi hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây các bạn sẽ có được không gian sống lý tưởng, thoáng mát, thư thái.

Translate »