20+ mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống hợp phong thủy

Phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống là một giải pháp thiết kế nội thất thông minh, đặc biệt phù hợp với không gian sống đô thị hiện nay. Tuy nhiên, việc bố trí để căn nhà vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng, vừa giữ được sự trang nghiêm cần thiết luôn là một thách thức. Thảm Hán Long sẽ chia sẻ những nguyên tắc thiết kế quan trọng để bạn có thể sở hữu một không gian hoàn hảo trong bài viết sau.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Nguyên tắc “Vàng” trong bố trí phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Phòng khách kết hợp phòng thờ là thiết kế xu hướng cho những căn nhà ống trong năm 2025. Tuy nhiên, làm sao để kết hợp phòng thờ trong phòng khách mà vẫn đảm bảo tính phong thủy lại là một câu hỏi khó. Cùng tìm hiểu ngay những nguyên tắc vàng khi bố trí công trình này nhé!

Vị trí và hướng đặt bàn thờ trong phòng khách nhà ống hợp phong thủy

Theo thuyết phong thủy, bàn thờ đặt cùng hướng với ngôi nhà tránh phạm lỗi âm dương tương phản khiến gia đình gặp nhiều điềm xui. Do đó, cần tránh chọn 4 vị trí sau khi đặt bàn thờ:

  • Không đặt bàn thờ đối diện gầm cầu thang, đây là vị trí tích tụ khí xấu.
  • Không bố trí bàn thờ gần khu vực nhà vệ sinh vì chứa nhiều uế khí, chất thải.
  • Không đặt bàn thờ sát cửa chính vì ồn ào.
  • Không bố trí bàn thờ ở dưới xà nhà vì đây là đại kỵ trong phong thủy, ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc của gia chủ.
phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Nguyên tắc đặt bàn thờ trong phòng khách nhà ống

Kích thước bàn thờ chuẩn theo phong thủy

Ngoài vị trí đặt bàn thờ, kích thước của bàn thờ đúng chuẩn cũng vô cùng quan trọng. Đầu tiên, bàn thờ cần được thiết kế cao hơn tầm đầu người để thể hiện sự tôn kính đối với ông bà, tổ tiên.

Nếu bàn thờ đặt thấp hơn tầm mắt, mỗi khi gia chủ thắp hương hay cầu khấn sẽ phải cúi nhìn xuống. Điều này không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng mà còn là điều tối kỵ trong phong thủy, cần tránh để không ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.

Một số kích thước phổ biến, hợp phong thủy mà gia chủ có thể lựa chọn cho bàn thờ treo tường như sau:

  • Rộng 1070mm x Sâu 610mm (Quý Tử x Tài lộc).
  • Rộng 810mm x Sâu 480mm (Tài Vượng x Tài Vượng).
  • Rộng 810mm x Sâu 560mm (Tài Vượng x Tài Vượng).
  • Rộng 950mm x Sâu 560mm (Tài Vượng x Tài Vượng).

Bên cạnh đó, kích thước phong thủy đẹp, phù hợp với bàn thờ đứng gồm:

  • Dài 107cm x Rộng 48-61cm.
  • Dài 127-133cm x Rộng 61-67cm.
  • Dài 148cm x Rộng 61cm.
  • Dài 153cm x Rộng 67cm.
  • Dài 167cm x Rộng 69cm.

Thiết kế vách ngăn phù hợp

Để đảm bảo sự trang nghiêm cần thiết cho không gian thờ cúng, nên sử dụng vách ngăn hoặc rèm treo khi thiết kế bàn thờ đứng. Không chỉ vậy, những mẫu vách ngăn bàn thờ hiện nay còn được chú trọng về mặt thẩm mỹ, mang đến vẻ đẹp tinh tế và góp phần làm tăng thêm sự sang trọng cho phòng khách kết hợp phòng thờ trong những ngôi nhà ống.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Thiết kế vách ngăn

Ánh sáng và màu sắc hài hòa

Nên thiết kế cửa sổ để đón nhận nguồn sáng tự nhiên giúp không gian phòng khách bừng sáng và thoáng mát hơn. Gia chủ cũng nên bố trí hệ thống đèn điện một cách hợp lý, nhằm đảm bảo sự hài hòa và đủ sáng cho khu vực phòng khách.

  • Đối với khu vực thờ, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tôn nghiêm và dễ dàng thao tác khi thờ cúng. Ánh sáng tại bàn thờ nên có cường độ vừa phải, màu sắc ấm áp như vàng để phù hợp với yếu tố phong thủy và duy trì không khí linh thiêng.
  • Nên dùng 1 đôi đèn thì đặt ở 2 bên đối diện nhau trên bàn thờ.
  • Nên dùng 1 chiếc đèn thờ đặt ở chính giữ, không chiếu trực diện vào bát hương hay người hành lễ.

TOP 20+ mẫu thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp hiện đại và hợp phong thủy

Xu hướng thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ giúp tiết kiệm không gian và đáp ứng nhu cầu về một nơi thờ cúng trang nghiêm. Thảm Hán Long xin chia sẻ TOP 20+ mẫu thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ cho nhà ống đẹp hiện đại, hứa hẹn mang đến những gợi ý giá trị để kiến tạo không gian sống lý tưởng cho gia đình bạn.

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống có vách ngăn

Xu hướng thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ với vách ngăn đang được ưa chuộng nhờ khả năng tối ưu hóa không gian và đảm bảo sự riêng tư cho cả hai khu vực. Đối với những căn phòng khách có diện tích khiêm tốn, sử dụng vách ngăn mỏng nhẹ thay thế cho tường thô cứng là giải pháp lý tưởng. Vách ngăn tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và giúp phân tách rõ ràng giữa khu vực sinh hoạt chung và nơi thờ tự.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Phòng khách kết hợp phòng thờ có vách ngăn

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống không vách ngăn

Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của gia chủ có thể lựa chọn cả mẫu phòng thờ không có vách ngăn. Trong trường hợp này, vị trí đặt bàn thờ cần nghiên cứu kỹ càng hơn, sao cho đảm bảo sự thông thoáng nhưng vẫn kín đáo, có đầy đủ ánh sáng nhưng không quá chói.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Phòng khách kết hợp phòng thờ không vách ngăn

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống sử dụng bàn thờ treo

Đối với những ngôi nhà ống có diện tích hạn chế, bàn thờ treo là giải pháp lý tưởng giúp tối ưu hóa không gian và đảm bảo tính thẩm mỹ. Thiết kế này giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Bạn nên ưu tiên sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên để đảm bảo độ bền và chắc chắn cho bàn thờ treo tường.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Phòng khách nhà ống kết hợp bàn thờ treo

Mẫu phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống sử dụng tủ thờ đứng

Phòng khách nhà ống có diện tích rộng rãi thì tủ thờ đứng là lựa chọn phù hợp.  Tủ thờ đứng thường được kê sát tường, giúp tiết kiệm diện tích và tạo sự thông thoáng cho khu vực sinh hoạt chung. Đồng thời, thiết kế này giúp tủ thêm phần vững chãi, phù hợp với nguyên tắc phong thủy.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Phòng khách kết hợp phòng thờ dùng tủ thờ

Lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống

Khi thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ, cần chú trọng một số vấn đề sau đây để đảm bảo sự thông thoáng, phù hợp phong thủy đem lại tài vận và may mắn cho gia chủ:

Đảm bảo sự thông thoáng cho không gian thờ cúng

Không gian thờ cúng cần duy trì sự thông thoáng và yên tĩnh cho không gian thờ cúng. Nên bố trí bàn thờ ở vị trí có ánh sáng tự nhiên vừa phải giúp tăng cường vượng khí cho gia đình. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng ánh sáng nhân tạo để giữ được không khí trang nghiêm và ấm cúng cho khu vực thờ tự. ​

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Đảm bào không gian thờ cúng thông thoáng

Tránh đặt bàn thờ dưới xà ngang hoặc đối diện nhà vệ sinh

Không nên đặt bàn thờ dưới xà ngang, gầm cầu thang, đối diện hoặc gần nhà vệ sinh. Những vị trí này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tài vận và sức khỏe của gia đình. Ngoài ra, việc đặt bàn thờ quá sát cửa chính cũng không phù hợp, đây là nơi ồn ào, nhiều người qua lại.

Lựa chọn vật liệu và màu sắc phù hợp với không gian chung

Khu vực thờ cúng nên được thiết kế sao cho vẫn giữ được sự trang nghiêm nhưng đồng thời hài hòa với phong cách tổng thể của phòng khách. Gia chủ nên chọn chất liệu bền đẹp như gỗ tự nhiên, kết hợp với thảm cổ điển màu sắc trang nhã như nâu, vàng nhạt hoặc trắng ngà để tạo sự sang trọng và ấm cúng. Đồng thời, tránh sử dụng màu sắc quá sặc sỡ hoặc không phù hợp với không gian thờ tự.

phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống
Lựa chọn vật liệu không gian sang trọng

Chú ý đến yếu tố phong thủy để mang lại may mắn và tài lộc

Hướng đặt bàn thờ nên được lựa chọn kỹ lưỡng, thường là hướng tốt, hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để thu hút tài lộc và may mắn. Tránh đặt bàn thờ ở những nơi có nhiều người qua lại hoặc đối diện trực tiếp với cửa chính, vì theo quan niệm phong thủy, điều này có thể làm tiêu tán năng lượng tốt.

Kích thước bàn thờ cũng cần được lựa chọn phù hợp với không gian và tuân theo các số đo phong thủy. Việc bài trí các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ cũng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự cân bằng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những bí quyết thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống. Hy vọng chia sẻ của Thảm Hán Long sẽ giúp bạn sở hữu không gian sống đẳng cấp, tiện nghi và phù hợp với yếu tố phong thủy.

Translate »